TÓM TẮT MẸO LÝ THUYẾT HỌC LÁI XE

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Phần đường xe chạy: Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.

2. Làn đường: chia theo chiều dọc, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

3. Khổ giới hạn đường bộ: chiều cao, chiều rộng, hàng hóa xếp trên xe.

4. Dải phân cách: phân chia phần đường xe cơ giới, xe thô sơ. 

•    Gồm hai loại: cố định và di động.

5. Người lái xe: là người điều khiển xe cơ giới.

6. Đường ưu tiên: được các phương tiện nhường đường.

7. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự.

8. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: kể cả xe đạp máy, các loại xe tương tự.

9. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ: cơ giới, thô sơ, xe máy chuyên dùng.

10. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông: người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng.

11. Người tham gia giao thông:

•    Người sử dụng phương tiện.

•    Dẫn dắt súc vật, người đi bộ.

12. Người điều khiển giao thông:

•    Cảnh sát giao thông.

•    Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.

13. Dừng xe: đứng yên tạm thời.

14. Đổ xe: đứng yên không giới hạn thời gian.

II. QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
•    Tay giơ thẳng đứng: tất cả dừng lại.
•    Hai tay hoặc một tay giơ ngang: trước sau dừng lại, trái phải được đi.

2. Khi sử dụng GPLX đã khai báo mất: bị tước GPLX 5 năm.

3. Trong đô thị và khu đông dân cư: 
•    Không được bấm còi từ 22 giờ tối đến 5 giờ sáng.
•    Không được sử dụng đèn chiếu xa.
•    Chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn từ 22 giờ đến 5 giờ sáng.
•    Chỉ được quay đầu xe nơi đường giao nhau, nơi có biển báo quay đầu xe.

4. Nhường đường tại nơi giao nhau.
•    Không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến nhường đường bên phải.
•    Có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến nhường đường bên trái.

5. Xe quá tải trọng, quá khổ khi lưu thông trên đường: phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép.

6. Khi đỗ xe ô tô sát lề đường hè phố phái bên phải: 
•    Cách lề, hè phố không quá 0.25 m.
•    Cách xe ô tô đang đỗ phía bên kia đường tối thiểu 20m.

7. Vạch nét liền không được đè vạch, vạch nét đứt được đè vạch

8. Vạch màu vàng phân chia các làn xe ngược chiều; vạch màu trắng phân chia các làn xe chạy cùng chiều.

III. TỐC ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP, KHOẢNG CÁCH AN TOÀN

Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự : 40 km/h

Tốc độ tối đa cho phép trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

 

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Các phương tiện xe cơ giới, trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự

60

50

 

Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60

50

 

Khoảng cách an toàn

 

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

V= 60

35

60 < V ≤80

55

80 < V ≤ 100

70

100 < V ≤ 120

100

Xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô; xe máy 2 bánh; xe máy 3 bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray).

Đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).

IV. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

1. Thời gian làm việc vủa người lái xe ô tô: không quá 10h trên ngày, không lái liên tục quá 4h.

2. Quyền và nghĩa vụ của hành khách: được miễn  phí cước hành lý ≤ 20 kg.

3. Hàng siêu trường, siêu trọng: kích thướt hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời được.

4. Giấy phép lái xe:
•    Hạng A1: xe mô tô 2 bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3, xe mô tô 3 bánh dùng cho người khuyết tật.
•    Hạng A2: xe mô tô 2 bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và hạng A1.
•    Hạng A3: xe mô tô 3 bánh và hạng A1.
•    Hạng A4: máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
•    Hạng B1: chở người đến 9 chổ, tải dưới 3,5 T (không được kinh doanh vận tải).
•    Hạng B1 tự dộng: ô tô tự động chở người đến 9 chổ, tải tự động dưới 3,5 T (không được kinh doanh vận tải), ô tô dùng cho người khuyết tật
•    Hạng B2: chở người đến 9 chổ, tải dưới 3,5 T.
•    Hạng C: chở người đến 9 chổ, tải trên 3,5 T.
•    Hạng D: chở người từ 10-30 chỗ.
•    Hạng E: chở người trên 30 chỗ.
•    Hạng FC: Lái xe hạng C có kéo rơ móc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
•    Hạng FE: Lái xe hạng E có kéo theo rơ móc, ô tô chở khách nối toa.

5. Tuổi sức khỏe của người lái xe
•    Đủ 16 tuổi: lái xe gắn máy dưới 50 cm3¬.
•    Đủ 18 tuổi: lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2.
•    Đủ 21 tuổi: lái xe hạng C.
•    Đủ 24 tuổi: lái xe hạng D.
•    Đủ 27 tuổi: lái xe hạng E.
•    Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chổ: Nam 55 tuổi, Nữ 50 tuổi.

V. CẤU TẠO VÀ CÔNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ

1. Yêu cầu kính chắn gió ô tô: loại kính an toàn.

2. Âm lượng còi điện lắp trên ô tô: từ 90-115 dB.

3. Nguyên nhân làm động cơ diezen không nổ: Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí và tạp chất.

4. Yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với dây đai an toàn lắp trên ô tô: Cơ cấu hãm giữ chặt dây khi giật đột ngột.

5. Động cơ 4 kỳ: 4 hành trình.

6. Động cơ 2 kỳ: 2 hành trình.

7. Công dụng dầu bôi trơn: bôi trơn cho các chi tiết của động cơ.

8. Công dụng của động cơ ô tô: nhiệt năng biến thành cơ năng.

9. Công dụng của hệ thống truyền lực ô tô: truyền mô men quay.

10. Công dụng ly hợp của ô tô: truyền hoặc ngắt truyền động.

11. Công dụng của hộp số ô tô: đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi.

12. Công dụng hệ thống lái của ô tô: thay đổi hướng.

13. Công dụng hệ thống phanh ô tô: giảm tốc độ.

14. Công dụng ác quy: tích trữ điện năng.

15. Công dụng máy phát điện: phát điện năng.

VI. KỸ THUẬT LÁI XE Ô TÔ

1. Khởi hành ô tô trên đường bằng: đạp ly hợp hết hành trình, vào số 1.

2. Khi vào số để khởi hành ô tô có số tự động: đạp phanh chân hết hành trình.

3. Sử dụng chân khi điều khiển xe ô tô số tự động: không sử dụng chân trái.

4. Khi nhả phanh tay: tay phải bóp khóa hãm.

5. Khi điều khiển xe trên đường vòng: giảm tốc độ, về số thấp.

6. Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn: không đánh lái ngoặt và phanh gấp.

7. Khi điều khiển ô tô gặp mưa to hoặc xương mù: bật đèn chiếu gần và đèn vàng, đi chậm.

8. Khi điều khiển ô tô trong trời mưa: Giảm tốc độ, quan sát, không phanh gấp, bật đèn chiếu gần.

9. Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước: Ước lượng độ ngập nước, về số thấp.

10. Khi xuống dốc, muốn dừng xe: về số 1, đạp nửa ly hợp cho xe đến chỗ dừng.

11. Khi điều khiển ô tô xuống đường dốc dài, độ dốc cao: về số thấp. 

12. Khi điều khiển ô tô lên dốc cao: về số thấp, đến gần đỉnh dốc đi chậm.

13. Khi điều khiển xe ô tô rẽ trái ở chỗ đường giao nhau: có tín hiệu rẽ trái, cho xe chạy chậm tới phía trong của tâm đường giao nhau.

14. Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải ở chỗ đường giao nhau: điều khiển xe bám sát phía phải, giảm tốc độ.

15. Khi quay đầu xe ở nơi nguy hiểm: đưa đầu xe về phía nguy hiểm, đuôi xe về phía an toàn.

16. Khi điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm: đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần, nhìn chếch sang phía phải.

17. Khi điều khiển xe qua đường sắt: dừng xe tạm thời, quan sát.

18. Khi điều khiển xe ô tô tự đổ: 
•    Không lấy lái gấp và không phanh gấp
•    Khi đổ hàng phải chọn vị trí có nền đường cứng và phẳng.

19. Khi điều khiển tăng số: không được nhìn xuống buồng lái.

20. Khi điều khiển xe giảm số: không được nhìn xuống buồng lái.

21. Đổ xe ô tô sát lề đường bên phải, khi mở cửa xe: quan sát tình hình giao thông phía trước, sau, mở hé cánh cửa.

22. Kỹ thuật giữ thăng bằng khi điều khiển xe mô tô trên đường gồ ghề: Đứng thẳng trên giá gác chân, hơi gập đầu gối và khủy tay, đi chậm.

23. Để đạt hiệu quả phanh cao nhất đối với xe mô tô: Giảm hết ga, sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước.
 

VII. BIỂN BÁO VÀ SA HÌNH

Thứ tự các xe từ nhỏ đến lớn: ô tô con => khách => tải => máy kéo => ô tô kéo móc => máy kéo kéo móc.
+ Cấm nhỏ thì cấm lớn, cấm lớn không cấm nhỏ.
+ Cấm 2 bánh không cấm 4 bánh, cấm 4 bánh cũng không cấm 2 bánh.

Nguyên tắc xử lý sa hình: Theo thứ tự ưu tiên giảm dần
1. Xe đã vô ngã tư.
2. Xe ưu tiên (hỏa, sự - công, thương).
3. Theo tín hiệu đèn giao thông.
4. Theo đường ưu tiên.
5. Tại ngã tư các tuyến đường cùng cấp : xe bên phải trống => xe rẽ phải => xe đi thẳng => xe rẽ trái.


XEM THÊM: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH LÝ THUYẾT

QUAY LẠI: DẠY HỌC LÝ THUYẾT